– Xe nâng hàng bằng điện:
Là loại xe nâng được cắm điện hoặc bình ắc quy khi sử dụng, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng nên dòng xe này đang được sử dụng rộng rãi nhất. Được sử dụng với hệ thống hoàn toàn tự động, nâng hạ hàng hóa vận chuyển trong thời gian ngắn, có thể thay thế sức lao động của con người hoàn toàn.
Xe nâng điện có bàn để người điều khiển có thể đứng lái hoặc ngồi trong buồn để lái, với thiết kế gọn gàng nên xe di chuyển dễ dàng trong các kho hẹp và mặt sàn phẳng.
Được ưa chuộng sử dụng trong kho nên xe nâng điện tránh hoàn toàn được các tác động của thời tiết tác động, mang lại độ bền cao cho người sử dụng.
– Xe nâng hàng bằng tay:
Là thiết bị với thiết kế đơn giản, được sử dụng chủ yếu bằng tay hoặc chân. Hiện nay, đang có 2 loại xe nâng tay là xe nâng tay tầm thấp và xe nâng tay tầm cao.
Xe nâng tay tầm thấp được sử dụng nhiều tại các kho chứa hàng, có giới hàng nâng tối đa khoảng 200m. Xe nâng tay tầm cao thì có thể nâng tới 3.5m, với sức tải lên tới 4 tấn. Tùy vào tính chất công việc mà chúng ta có thể lựa chọn một trong hai loại, được sử dụng thủ công nên chúng có giá thành rẻ.
– Xe nâng động cơ:
Là loại xe được sử dụng với động cơ đốt trong để di chuyển và nâng hạ hàng hóa. Được đánh giá là loại xe có tần suất cao, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe nhất của người dùng, chúng được sử dụng nhiều tại các cảng biển khi đưa hàng lên các xe contanier.
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí hoạt động của 2 dòng xe nâng tay và xe nâng động cơ thông dụng
1. Xe nâng tay thấp: hay xe nâng kéo tay là thiết bị dùng trong ngành công nghiệp, xây dựng, sản xuất, thương mại dùng để di chuyển các thiết bị máy móc, hàng hóa đến khoảng cách xa theo vị trí phương ngang, thẳng hoặc nghiêng. Có thể sử dụng xe nâng tay riêng 1 mình hoặc kết hợp với các loại thiết bị khác như xe nâng tay cao, xe nâng điện….
Xe nâng tay càng rộng: 685x1220mm (chiều rộng phủ bì là 685mm, chiều dài càng là 1220mm, lọt lòng là 365mm) dùng cho kích thước pallet cỡ lớn.
Xe nâng tay càng hẹp: 550x1150mm (chiều rộng phủ bì là 550mm, chiều dài càng là 1150mm, lọt lòng là 230mm)
Cấu tạo chính của xe nâng tay thấp gồm: khung càng nâng, bơm thủy lực, tay kích nâng, bánh xe lớn và các bánh xe nhỏ…
Càng nâng: hai càng được thiết kế dài > 1000mm bằng thép chịu lực tốt, bản càng dày chắc chắn
Tay cầm: thiết kế với kích cỡ phù hợp vừa có tác dụng điều hướng lái khi di chuyển, vừa có tác dụng kích. Phanh xả hạ càng gắn liền tay cầm.
Bánh xe: có cấu tạo từ chất liệu khác nhau như: nhựa, thép, nhựa PU (dòng lõi thép ở bên trong và bọc nhựa PU bên ngoài). Mỗi xe được lắp hệ thống 4 bánh, 2 bánh ở càng nâng và 2 bánh lái nên xe di chuyển rất dễ dàng, chắc chắn ngay cả khi vận chuyển nhiều hàng hóa tải trọng nặng. Một số dòng xe còn lắp hệ thống phanh ở bánh xe để hạn chế tốc độ khi làm việc.
Trục pitong: bộ phận quan trọng giúp thiết bị nâng cơ này có thể hạ càng khi kích nâng tay.
Cân điện tử và acquy điện: là bộ phận tích hợp thêm dành cho model gắn cân và xe nâng điện thấp.
2. Cấu tạo của xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong (tiêu chuẩn)
Càng nâng: đây là bộ phận bằng kim loại cứng, được đúc dạng chữ L ghép đôi để đảm bảo cân bằng. Có chiều dài chìa ra phụ thuộc vào nhà sản xuất, thường 1-2 m, phần trên có khớp để móc với giá nâng.
Giá nâng: là một bản kim loại hình chữ nhật, có gắn kèm nhiều vòng bi theo hai hướng lên xuống và trái phải. Được gắn với nĩa nâng và di chuyển dọc theo khung nâng nhờ hệ thống xích tời và xilanh nâng. tải trọng nâng của xe càng lớn thì giá nâng càng có kích thước lớn và độ dầy tăng lên. Giá nâng hàng gồm: kết cấu thép và vòng bi, thường được chế tạo bằng thép dầy chịu được lực nâng hạ hàng hóa lớn, vòng bi gia công chính xác tuyệt đối để không bị sai lệch khi nâng hàng.
Khung nâng: cũng là một bản kim loại nhưng có dạng hình trụ hộp. Nó như bản ray để giá nâng và càng nâng di chuyển lên xuống, có từ 2 đến 3 tầng để giúp xe hạ vươn cao hơn. Chúng được gắn với nhau bằng hệ thống dây xích.
Xilanh nâng: Đây là bộ phận chịu tải trọng lớn, bên trong có chứa dầu thủy lực dùng cho xe nâng, tác dụng tạo ra lực nâng nhờ hệ thống truyền lực qua bộ phận xích, kéo giá nâng hàng lên. Do đó xilanh phải được thiết kế để đảm bảo độ cứng vững và đủ áp suất để thắng được trọng lượng của hàng hóa.
Hệ thống di chuyển phía trước: Với xe nâng hàng thì hệ thống truyền động, chuyển động được thiết kế ở phía trước. Thường có cấu tạo đơn giản và dễ sữa chữa. Gồm bánh di chuyển (lốp), hệ thống phanh hãm, hệ thống truyền động. Là một trong những phần quan trọng trong cấu tạo xe nâng hàng, do hệ thống này làm việc liên tục với cường độ cao.
Đối trọng xe nâng: tác dụng làm đòn bẩy, giúp nâng hàng lên cao. Tùy thuộc vào tải trọng xe nâng đối trọng xe nâng sẽ khác nhau, được thiết kế tối ưu gọn gàng.
Thùng chứa nhiên liệu: Thùng chứa nhiên liệu xe nâng hàng có cấu tạo đơn giản, được tính toán và thiết kế đủ cho xe hoạt động 24/24h (thường từ 60 lits~ 200 lít)
Đối với những loại xe nâng động cơ Gas/ LPG thì có bình chứa nhiên liệu đặc chủng riêng. Những bình gas này thường được chiết xuất từ các trạm xăng theo một quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn khi vận hành xe nâng hàng.
Hệ thống di chuyển phía sau: Bao gồm lốp và xilanh lái tổng thành được điều khiển vô lăng thông qua hệ thống thủy lực từ van chia hoặc trực tiếp từ bơm thủy lực xe nâng.
Lốp xe nâng: có nhiều kích cỡ và chủng loại khác nhau, tùy thuộc từng loại xe nâng và tải trọng nâng.
3. Cấu tạo của xe nâng điện ngồi lái (tiêu chuẩn)
Về cơ bản thì xe nâng điện ngồi lái có cấu tạo tương tự như xe nâng động cơ đốt trong. Chỉ có một điểm khác biệt ở những điểm sau:
Phần số 8: Thùng nhiên liệu và động cơ đổi thành Bình Ắc Quy
Phần số 6: Hệ thống di chuyển phía trước đổi thành motor di chuyển
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Hotline: 0902.901.638
Email: Sales2.xenanghavico@gmail.com
Website: http://xenangmatban.com
Trục pitong: bộ phận quan trọng giúp thiết bị nâng cơ này có thể hạ càng khi kích nâng tay.
Cân điện tử và acquy điện: là bộ phận tích hợp thêm dành cho model gắn cân và xe nâng điện thấp.
2. Cấu tạo của xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong (tiêu chuẩn)
Càng nâng: đây là bộ phận bằng kim loại cứng, được đúc dạng chữ L ghép đôi để đảm bảo cân bằng. Có chiều dài chìa ra phụ thuộc vào nhà sản xuất, thường 1-2 m, phần trên có khớp để móc với giá nâng.
Giá nâng: là một bản kim loại hình chữ nhật, có gắn kèm nhiều vòng bi theo hai hướng lên xuống và trái phải. Được gắn với nĩa nâng và di chuyển dọc theo khung nâng nhờ hệ thống xích tời và xilanh nâng. tải trọng nâng của xe càng lớn thì giá nâng càng có kích thước lớn và độ dầy tăng lên. Giá nâng hàng gồm: kết cấu thép và vòng bi, thường được chế tạo bằng thép dầy chịu được lực nâng hạ hàng hóa lớn, vòng bi gia công chính xác tuyệt đối để không bị sai lệch khi nâng hàng.
Khung nâng: cũng là một bản kim loại nhưng có dạng hình trụ hộp. Nó như bản ray để giá nâng và càng nâng di chuyển lên xuống, có từ 2 đến 3 tầng để giúp xe hạ vươn cao hơn. Chúng được gắn với nhau bằng hệ thống dây xích.
Xilanh nâng: Đây là bộ phận chịu tải trọng lớn, bên trong có chứa dầu thủy lực dùng cho xe nâng, tác dụng tạo ra lực nâng nhờ hệ thống truyền lực qua bộ phận xích, kéo giá nâng hàng lên. Do đó xilanh phải được thiết kế để đảm bảo độ cứng vững và đủ áp suất để thắng được trọng lượng của hàng hóa.
Hệ thống di chuyển phía trước: Với xe nâng hàng thì hệ thống truyền động, chuyển động được thiết kế ở phía trước. Thường có cấu tạo đơn giản và dễ sữa chữa. Gồm bánh di chuyển (lốp), hệ thống phanh hãm, hệ thống truyền động. Là một trong những phần quan trọng trong cấu tạo xe nâng hàng, do hệ thống này làm việc liên tục với cường độ cao.
Đối trọng xe nâng: tác dụng làm đòn bẩy, giúp nâng hàng lên cao. Tùy thuộc vào tải trọng xe nâng đối trọng xe nâng sẽ khác nhau, được thiết kế tối ưu gọn gàng.
Thùng chứa nhiên liệu: Thùng chứa nhiên liệu xe nâng hàng có cấu tạo đơn giản, được tính toán và thiết kế đủ cho xe hoạt động 24/24h (thường từ 60 lits~ 200 lít)
Đối với những loại xe nâng động cơ Gas/ LPG thì có bình chứa nhiên liệu đặc chủng riêng. Những bình gas này thường được chiết xuất từ các trạm xăng theo một quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn khi vận hành xe nâng hàng.
Hệ thống di chuyển phía sau: Bao gồm lốp và xilanh lái tổng thành được điều khiển vô lăng thông qua hệ thống thủy lực từ van chia hoặc trực tiếp từ bơm thủy lực xe nâng.
Lốp xe nâng: có nhiều kích cỡ và chủng loại khác nhau, tùy thuộc từng loại xe nâng và tải trọng nâng.
3. Cấu tạo của xe nâng điện ngồi lái (tiêu chuẩn)
Về cơ bản thì xe nâng điện ngồi lái có cấu tạo tương tự như xe nâng động cơ đốt trong. Chỉ có một điểm khác biệt ở những điểm sau:
Phần số 8: Thùng nhiên liệu và động cơ đổi thành Bình Ắc Quy
Phần số 6: Hệ thống di chuyển phía trước đổi thành motor di chuyển
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Hotline: 0902.901.638
Email: Sales2.xenanghavico@gmail.com
Website: http://xenangmatban.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét