Có khoảng 8,8 triệu người cao tuổi rành về đồ công nghệ cao, họ dành nhiều thời gian để trực tuyến và biết cách quản lý tiền.
Bài viết sau đây của Philip Brasor và Masako Tsubuku từng đăng tải trên trang Japantimes sẽ phác họa một phần quan điểm của tầng lớp người giàu có tại xứ sở hoa anh đào.
Một trong những vấn đề lớn nhất của các nước phát triển hiện nay là khoảng cách thu nhập đang ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo. Ở Mỹ, khoảng cách này trở nên quá lớn đến nỗi, “1%” (những người giàu nhất) có tư tưởng tách biệt bản thân khỏi phần còn lại của xã hội, họ không cần tới cộng đồng, không bao giờ chịu sống trong các chung cư.
Ở Nhật Bản, không có sự khác biệt quá rõ ràng giữa người giàu và người nghèo. Người ta thường nói rằng ở Nhật, bạn có thể sống ngay bên cạnh một triệu phú vì ngôi nhà của họ cũng giống ngôi nhà của bạn.
Người giàu có ở Nhật Bản không thể hiện sự giàu có của mình, có lẽ một phần do khuôn mẫu tại nước này con người không muốn nổi bật so với đám đông. Tuy nhiên, với thị trường chứng khoán bùng nổ trong những năm gần đây thì giới truyền thông nước này đã bắt đầu nói về “superrich” – giới siêu giàu.
Làm thế nào để bạn xác định được ai là người giàu ở Nhật Bản. Theo Atsushi Miura, người năm ngoái đã xuất bản cuốn “The New Rich” cho biết, ngành công nghiệp tài chính nước này coi một người là giàu có nếu lợi tức hàng năm của họ vượt ngưỡng 30 triệu yên và họ phải có tài sản ít nhất là 100 triệu yên (khoảng hơn 20 tỷ đồng).
Có khoảng 1,3 triệu người Nhật Bản đang có số tài sản như trên, tương đương 1% dân số nước này. Một cách khác để xác định người giàu là họ có xu hướng sống nhờ khoản lãi từ tài sản mà không phải động đến tài sản gốc.
Trong nghiên cứu của mình, Miura nhận thấy rằng 1% dân số giàu có này của Nhật Bản có khuynh hướng tránh phô trương. Họ không xây lâu đài (lâu đài thực sự chứ không phải các căn hộ). Họ không ném tiền một cách bừa bãi.
Tuy nhiên người giàu có tại Nhật Bản sẽ tiêu tiền vào những thứ họ thích và có xu hướng ủng hộ cho những điều vô hình. Họ bỏ tiền vào những quỹ bảo trợ nghệ thuật, đồ trang sức hoặc dùng tiền để đi du lịch.
Thời gian gần đây, người giàu có ở Nhật Bản có xu hướng hướng nội nhiều hơn, khi mua đồ của nước mình và đi du lịch trong nước. Họ thích rượu sake hơn rượu vang. Đây không chỉ là vấn đề mùi vị mà là biểu hiện của trách nhiệm dân sự. Người giàu Nhật Bản hiểu được địa vị của họ trong xã hội và biết rằng đất nước cần tiền của họ.
Người giàu vẫn cố gắng tránh bị đánh thuế vì vậy họ vẫn giữ tài sản ở nước ngoài. Trong vài năm trở lại đây, chính phủ Nhật yêu cầu những người có tài sản trên 50 triệu yên gửi ở nước ngoài phải báo cáo thường xuyên.
Một đặc điểm khác của giới người giàu tại Nhật, đó là họ luôn ý thức được sự giàu có của mình thông qua những nỗ lực của bản thân. Ngay cả những người thừa kế tài sản cũng tìm việc làm và làm việc cả đời. Không có khái niệm về những “người giàu ngớ ngẩn” tại quốc gia này.
Trên thực tế, những gì con cái của người giàu Nhật Bản được thừa hưởng không phải là tiền mà là những công cụ để kiếm tiền: triết lý giáo dục, sự hiểu biết cơ bản về giá trị của đồng tiền và sức lao động.
Những người nghiên cứu đã “chia” nhóm người giàu có tại Nhật Bản thành nhiều phân phúc. Phân khúc đầu tiên bao gồm những đứa trẻ của các bậc cha mẹ giàu có. Họ thấy rằng, những đứa trẻ này không đặt nặng việc được thừa kế tài sản (theo nghĩa đen) hoặc mong muốn kế thừa nó. Thay vào đó, họ tìm cách học hỏi tử cha mẹ và bắt tay vào các chiến lược đầu tư riêng của mình.
Một phân khúc khác là các cặp vợ chồng quyền lực, theo đó, họ là các cặp vợ chồng, cặp đối tác làm việc và mang về nhà khoản thu nhập chung ít nhất là 10 triệu yên một năm (khoảng 2 tỷ đồng). Họ thường sử dụng các nhà hoạch định tài chính để khuyên họ cách quản lý tiền bởi họ không có thời gian làm điều đó. Họ tiêu tiền của mình một cách tự do, nhưng chủ yếu là dịch vụ giữ nhà và chăm sóc sức khỏe cá nhân.
Ở Nhật Bản cũng có khái niệm về “Người cao niên kỹ thuật số”, tức là những người về hưu và giàu có luôn am hiểu công nghệ và dành nhiều thời gian để trực tuyến. Họ hiểu thế giới làm việc như thế nào và tự học thông qua Internet. Theo thống kê, ước tính có khoảng 8,8 triệu người cao tuổi như vậy, với tài sản trung bình khoảng 26 triệu yên.
(Theo Japantimes)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét